DẠY TRẺ HIỂU TÂM LÝ NGƯỜI KHÁC

Phần 1: Giới thiệu

Admin gửi vào T3, 05/28/2013 – 15:46

Nền tảng và mục đích của quyển sách

Tự kỉ là một hội chứng rối loạn phức tạp, ảnh hưởng đến rất nhiều chức năng khác nhau của trẻ. Sự phát triển giao tiếp và tương tác xã hội bị ngưng trễ, kể cả những trẻ có trí tuệ phi ngôn ngữ bình thường, và những khó khăn này càng trầm trọng thệm bởi những lối ứng xử cứng nhắc, những thói quen và sở thích đến độ ám ảnh. Mặc dù “sự bí ấn” của hội chứng này đã thôi thúc sự kì công nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trước đó, nhưng người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của nó. Các yếu tố về gen rõ ràng là một phần quan trọng trong nhiều trường hợp, tuy nhiên đến thời điểm chúng tôi viết cuốn sách này, người ta vẫn chưa tìm ra được một cơ chế di truyền cụ thể nào. Một số phương pháp điều trị hiệu quả, thường là thiên về hành vi, đã được áp dụng để giảm bớt một số vấn đề thứ yếu, nhưng những bất thường về khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của những trẻ em bị chứng bệnh tự kỉ thì vẫn tỏ ra không được cải thiện bởi các biện pháp can thiệp. Quyển sách này tập trung vào giải quyết vấn đề đó.

Những nỗ lực nhằm cải thiện những khiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội của người tự kỷ

Trong lịch sử, đã có hàng trăm nghiên cứu nhằm phát triển khả năng giao tiếp và tương tác xã hội cho trẻ em và người lớn bị mắc chứng bệnh tự kỉ. Thuốc, vitamin, các chế độ ăn, các biện pháp can thiệp như “ôm ấp”, “âm nhạc”, “thú nuôi”, các chương trình hỗ trợ giao tiếp, các chương trình vật lý trị liệu và kích thích các giác quan, và nhiều phương pháp nữa cũng đều có những người tán thưởng. Tuy nhiên, số ít các nghiên cứu đó có thử nghiệm chứng minh. Những phương pháp can thiệp thành công nhất thường phải có cấu trúc rất chặt chẽ, tập trung vào việc phát triển những kĩ năng giao tiếp và xã hội phù hợp. Việc cho những trẻ binh thường tham gia như người trị liệu đã được tìm hiểu trong nhiều nghiên cứu và những kỹ thuật giảm sự bồn chồn đã tỏ ra có hiệu quả trong việc cải thiện tương tác xã hội. Phương pháp đóng vai và kịch cũng có thể sử dụng để phát triển các kĩ năng này. Ghi hình cũng là một biện pháp tốt nhằm cung cấp những phản hồi chính xác và giúp giảm thiểu những hành vi như nhìn không đúng mực, nhăn mặt, hay nói những câu kỳ quặc.

Hạn chế của cách tiếp cận truyền thống

Mặc dù các chương trình phát triển kĩ năng giao tiếp và tương tác xã hội có thể có một tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các chức năng xã hội, nhưng khả năng trẻ biết khái quát để áp dụng vào những bối cảnh chưa được dạy thường là vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, có rất ít bằng chứng thực tế nói về sự cải thiện khả năng hiểu biết xã hội. Những biểu hiện khác thường về các kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…) vẫn chưa được khai thác triệt để. Có lẽ, các vấn đề mà người tự kỉ thường gặp còn rất nhiều điều khó giải thích. Vì vậy, cũng không mấy ngạc nhiên khi các nghiên cứu trước đó thường tập trung vào việc củng cố và phát triển các kĩ năng cơ bản, mà chưa thể vượt ra khỏi những hạn chế. Từ đó, cũng có lí khi kết luận rằng, việc tập trung phát triển các vấn đề chính về khả năng hiểu biết xã hội có thể tạo nên nhiều thay đổi trong cung cách ứng xử. Như vậy, thay vì cố gắng thay đổi các hành vi ứng xử cụ thể, các phương pháp tiếp cận lại nhằm vào mục đích phát triển kĩ năng giao tiếp xã hội.

Tuy nhiên, đâu là lĩnh vực chính tác động đến sự phát triển kĩ năng giao tiếp và tương tác xã hội? Những nghiên cứu gần đây đã tập trung vào tầm quan trọng của “thuyết tâm ý”, và xung quanh vấn đề này chúng tôi sẽ bàn kĩ về các biện pháp tiếp cận cụ thể

Phần 2: Dạy các trạng thái cảm xúc

Admin gửi vào T3, 06/18/2013 – 11:20

Trong phần này, chúng ta mô tả 5 cấp độ nhận biết trạng thái cảm xúc cần được dạy

Năm cấp độ nhận biết trạng thái cảm xúc

Cấp độ 1

Nhận biết biểu hiện trên khuôn mặt dựa vào bức ảnh Đây là khả năng nhận biết biểu hiện trên khuôn mặt của một người thông qua bức ảnh, như thể hiện vui vẻ, buồn chán, giận dữ và sợ hãi.

Cấp độ 2

Nhận biết trạng thái cảm xúc từ các hình vẽ đơn giản Khả năng này được xác định khi một đứa trẻ có thể nhận biết chính xác biểu hiện trên khuôn mặt của nhân vật hoạt hình: vui vẻ, buồn chán, giận dữ và sợ hãi tương tự như trên

Cấp độ 3

Nhận biết trạng thái cảm xúc dựa vào các tình huống

Các trạng thái cảm xúc này được chèn vào với các ngữ cảnh, tình huống khác nhau (ví dụ: cảm giác sợ hãi khi sắp gặp tai nạn). Với cấp độ này, trẻ em cần phải có khả năng dự đoán xem cảm giác của nhân vật như thế nào khi nhận được minh hoạ về cảm xúc của bức tranh.

Cấp độ 4

Nhận biết trạng thái cảm xúc dựa vào nguyện vọng

Các trạng thái cảm xúc này được thể hiện tùy theo nguyện vọng của một người có được đáp ứng hay không. Với cấp độ này, đứa trẻ phải nhận ra được cảm xúc của một người (hoặc là vui vẻ hoặc là buồn chán) tuỳ theo nguyện vọng của người đó được đáp ứng hay không.

Cấp độ 5

Nhận biết trạng thái cảm xúc dựa vào niềm tin

Các trạng thái cảm xúc này được tạo ra bởi những gì mà người khác nghĩ trong trường hợp cụ thể, ngay cả khi suy nghĩ của người đó mâu thuẫn với thực tế. Đứa trẻ được yêu cầu phải dõi theo lần lượt ba bức tranh và dự đoán cảm xúc của các nhân vật trong bức hoạt hình như thế nào, dựa vào việc người khác tin (niềm tin) vào mong muốn của họ có được thoả mãn hay không.

Các học phần tiếp theo sau đây sẽ mô tả về cách thức tiếp cận và giảng dạy các cấp độ trên

 

Phần 3: Dạy trẻ biết người khác nhận thức như thế nào

Admin gửi vào T3, 06/18/2013 – 11:35

Trong phần này, chúng tôi mô tả phương pháp giảng dạy cho các lớp học sau khi trẻ học xong các học phần về trạng thái cảm xúc, đó là khả năng của trẻ hiểu người khác nhận thức như thế nào. Phần này bao gồm nhận biết, nhận thức và niềm tin.

Năm cấp độ hiểu về nhận thức của người khác

Trình độ 1 – Hiểu người khác nhìn thấy gì ở mức độ đơn giản

Đây là Trình độ mà trẻ hiểu những người khác nhau có thể nhìn thấy những thứ khác nhau. Ở trình độ này, trẻ em có thể xác định xem giáo viên có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy gì.

Trình độ 2 – Hiểu người khác nhìn thấy gì ở mức độ phức tạp

Khả năng này không chỉ liên quan đến việc hiểu người khác nhìn thấy gì, mà còn biết được sự vật xuất hiện đối với người đó ra sao. Ở trình độ này , trẻ xác định những gì người khác có thể nhìn thấy và vật đó xuất hiện đối với họ như thế nào.

Trình độ 3 – Hiểu biết nguyên tắc: “Có nhìn thấy mới biết được”

Đây là khả năng nhận ra rằng con người chỉ biết đến những gì mà họ đă trải nghiệm, (trực tiếp hoặc gián tiếp). Trong chương trình giảng dạy này, chúng tôi đơn giản hóa cấp độ này bằng cách đánh giá chỉ mối liên hệ giữa NHÌN và BIẾT (mặc dù tất nhiên còn có cả mối liên hệ giữa NGHE hoặc SỜ THẤY và BIẾT).

Trình độ 4- Dựa vào nhận biết của người khác, đoán xem họ sẽ có hành động gì

Trình độ này kiểm tra nhận thức của đứa trẻ về “Niềm tin trùng với thực tế”. Ở đây, trẻ được yêu cầu đoán trước về hành động của một người nào đó dựa vào những gì mà người đó nghĩ về vật đó.

Trình độ 5 – Hiểu biết về “Niềm tin không trùng với thực tế”

Trình độ này kiểm tra khả năng của trẻ em về việc hiểu thế nào là “Niềm tin không trùng với thực tế”, vốn là cách tiếp cận chính tắc để giải thích “thuyết nội tâm”. Ở trình độ này, trẻ em được yêu cầu đoán trước hành động của một người, khi biết rằng người đó nắm thông tin không đúng về sự vật.

 

Phần 4: Phát triển khả năng chơi giả vờ

Trong phần này chúng ta chuyển sang phần học cuối cùng về trạng thái tinh thần mà chúng tôi đă viết ra trong chương trình dạy học: giả vờ. Một lần nữa chúng ta lại chia nó thành năm trình độ

Năm trình độ của trò chơi giả vờ

Trình độ 1. Chơi và cảm nhận qua các giác quan

Đây là lúc mà trẻ chỉ đơn thuần tiếp xúc trực tiếp và toàn quyền với đồ chơi. Bao gồm việc đập, liếm láp và lắc đồ chơi. Bao gồm cả các hành vi ám ảnh và dập khuôn như là sắp xếp thành hàng và phân loại đò chơi theo màu sắc hoặc kích thước

Trình độ 2. Bắt đầu biết chơi có ý nghĩa

Trình độ này bắt đầu khi trẻ biết sử dụng đồ chơi theo một thông lệ xă hội, nhưng chưa biết giả vờ (ví dụ, đặt chén lên tách, đẩy xe ôtô đồ chơi…). Trẻ có thể được xem là đạt được trình độ này nếu chúng có một hai lần chơi như thế trong khoảng thời gian là 10 phút.

Trình độ 3. Chơi có ý nghĩa được thiết lập

Trẻ được xem là đạt được trình độ này nếu chúng thể hiện tối thiểu 3 lượt chơi có ý nghĩa trong khoảng thời gian là 10 phút với đồ chơi

Trình độ 4(a). Bắt đầu biết chơi giả vờ

Chơi giả vờ bao gồm:

  1. Dùng vật thay thế: một vật được dùng đế thay thế cho vật khác. Ví dụ, một trẻ có thể coi một khúc gỗ là chiếc xe ôtô.
  2. Gán các đặc tính giả vờ cho một vật: Việc này chính là gán cho vật chơi những đặc tính không có thật. Ví dụ, trẻ lau mặt cho búp bê khi giả vờ là mặt búp bê bẩn.
  3. Tạo ra vật/tình huống tưởng tượng: Đứa trẻ được coi như dùng vật tưởng tượng khi trẻ hành động như thể vật đó hiện hữu. Có thể là, ví dụ, giả vờ uống nước từ một cốc không hay giả vờ cho xe ôtô đâm vào đâu đó.

Trẻ được coi như là đạt tới trình độ này nếu đă biết tự chơi được 1 vài lần giống như kể trên trong vòng 10 phút với đồ chơi.

Trình độ 4(b). Phân biệt thật – giả

Ở đây, giáo viên thể hiện một hành động giả vờ, sau đó hỏi trẻ xem hành động đó là thật hay giả. Nếu trẻ trả lời đúng thì coi là đạt. Ví dụ để làm phần này được đưa ra sau đây.

Trình độ 5. Biết chơi giả vờ thành thạo

Trẻ được coi là đạt trình độ này nếu trẻ tự biết chơi được tối thiểu 3 lần giống như ở phần 4(a) bên trên trong khoảng thời gian là 10 phút.

 

Phần 5: Định hướng trong tương lai

Admin gửi vào T3, 06/18/2013 – 11:48

Trong quyển sách này chúng tôi chỉ đưa ra một số phương pháp mà chúng tôi đă thử và kiểm nghiệm trong điều trị/giáo dục. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nói rõ rằng đây không phải là cách duy nhất để dạy trẻ tự kỷ biết đọc suy nghĩ của người khác. Trong phần kết thúc này chúng tôi muốn đưa ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này trong tương lai.

Hướng nhìn của một người nói lên người đó muốn làm, hoặc nói lên điều mà người đó dự định làm

Những nghiên cứu thử nghiệm gần đây đă cho thấy rằng trẻ em mắc chứng bệnh tự kỷ thường không nhận ra ý nghĩa của hướng nhìn như là dấu hiệu cho biết người đó muốn gì, dự định làm gì, hoặc quan tâm gì. Ví dụ, một tình huống tương tự đă được thể hiện trên Hình 5.1, và khi được hỏi: “Claire muốn ăn loại kẹo ngọt nào?”, trẻ em mắc chứng bệnh tự kỷ thường không biết để ý hướng nhìn của Claire như là một căn cứ để biết nguyện vọng của Claire. Thay vào đó, trẻ tự kỷ thường chọn cái mình thích. Trong khi trẻ thường biết thăm dò hướng nhìn để đoán biết ý thích của đối phương. Đó chính là ý tưởng có thể dạy trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ tập hiểu ánh mắt của người để đọc suy nghĩ người khác.

Sử dụng ảnh để thể hiện suy nghĩ và niềm tin

Một nghiên cứu khác chúng tôi mới hoàn thành gần đây cho thấy rằng nếu một người nào đó dạy những trẻ em bị chứng bệnh tự kỷ rằng: “Tâm tri cũng giống như một chiếc máy quay phim”, điều này thường giúp chúng vượt qua được bài trắc nghiệm về Niềm tin sai lệch (không trùng với thực tế). Xin lưu ý, mặc dù hiện nay chưa có chứng cứ cho thấy khả năng mới này sẽ được khái quát hoá thật sâu, nhưng chúng tôi nói đến nó chỉ vì sử dụng nhiều hơn phép ẩn dụ này sẽ có thể hữu ích.

Phương pháp này đơn giản là nói với trẻ rằng mỗi khi một ai đó nhìn vào cái gì, những gì hiện trước mắt trẻ sẽ được mắt lưu giữ lại. Giáo viên có thể cụ thể hóa ý trên bằng cách gợi ý rằng: khi nào mắt nhấp nháy, thì cũng giống như bấm máy chụp ảnh những gì nhìn thấy. Khi đă dạy cho trẻ hiểu vì thế mà mọi người có ảnh giống như ảnh chụp trong đầu họ, điều này thường là dễ hiểu với trẻ tự kỷ bởi vì chúng đă thấy máy ảnh, bước tiếp theo là dạy trẻ rằng khi một người muốn tìm một vật gì đó, họ sẽ tới nơi mà vật xuất hiện theo như bức ảnh trong đầu họ. Nếu khi họ vắng mặt, vật đă bị đổi chỗ thì hình ảnh họ lưu giữ trong đầu sẽ không còn đúng với thực tế nữa. Điều mấu chốt cần dạy trẻ là dù hình ảnh đó không còn phản ảnh thực trạng, nhưng người đó vẫn căn cứ vào hình ảnh đó để tìm vật.

Nên nhớ rằng phương pháp này cũng cần phải được thể hiện một cách cụ thể. Ví dụ, trong nghiên cứu của chúng tôi, đầu tiên trẻ được làm quen với chiếc máy ảnh (chúng tôi đă dùng máy ảnh Polaroid do máy này in ra ảnh luôn – hài lòng luôn!). Sau đó,chúng tôi dùng dùng đầu của ma-nơ-canh với những khe hẹp trên đó để trẻ có thể nhét ảnh mà ma-nơ-canh đang nhìn thấy. Tòan bộ phương pháp thể hiện này đem lại rất nhiều niềm vui cho trẻ, và được thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu học của trẻ.

Sử dụng bong bóng minh họa suy nghĩ để thể hiện niềm tin

Các nghiên cứu tới đây của chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp đơn giản hơn, dựa trên “các phương pháp hình ảnh trong đầu”, đă được miêu tả ở phần trước. Phương pháp mới này thay hình ảnh chụp được bằng hình hoạt hình. Đây là phương pháp đơn giản hơn bởi vì nó có thể sử dụng toàn hình vẽ – một cái bút và một tờ giấy, hoặc phấn và bảng đen.

Bạn cũng có thể tượng tượng ra được cách này hiệu nghiệm như thế nào. Bước đầu tiên là cho trẻ làm quen với các quy ước của hình ảnh hoạt hình, và những gì người ta có trong bong bóng suy nghĩ phụ thuộc vào những gì họ nhìn thấy vào thời điểm đó. Phần còn lại của phương pháp này là, cũng giống như phương pháp dùng ảnh (trước đây) nhưng sử dụng bong bóng suy nghĩ thay cho ảnh, như một cách miêu tả cường điệu.

Vấn đề đạo đức

Chúng ta nhận thức được vấn đề đạo đức sẽ phải xét đến khi nói với trẻ em tự kỷ rằng mọi người có ảnh hay bong bóng suy nghĩ trong đầu. Do điều này không đúng về nghĩa đen (như chúng ta đều biết!), cách làm này có thể làm trẻ rối trí. Nếu chỉ nói với trẻ đó chỉ là cách nói cường điệu thì có thể vẫn không có tác dụng, nhưng chúng tôi đă dùng lối nói sau để giải quyết vấn đề này:

“Mọi người có các vật giống nhƣ ảnh (hay bong bóng suy nghĩ) trong đầu”. Một số giáo viên có thể không băn khoăn về chuyện này, và có thể cho là chi tiết này không thật cần thiết, nhất là khi giá trị của việc nói cho trẻ tự kỷ rằng mọi người có ảnh trong đầu có ý nghĩa hơn nhiều so với vấn dề đạo đức cho rằng đó là sự sai lệch. Chúng tôi chỉ muốn đưa vấn đề ra đây để cân nhắc

Cùng chú ý và đồng cảm

Cuối cùng, một số giáo viên khác có thể cho rằng các phương pháp miêu tả trong quyển sách này hơi giả tạo và mang tính sách vở, và rằng khả năng đọc được suy nghĩ sẽ chỉ được nâng cao bằng cách tập trung vào những tiền đề phát triển cùng chú ý và/hoặc đồng cảm. Phương án tiếp cận tương tác người người có thể hiệu nghiệm hơn, và chúng tôi khuyến khích giáo viên làm như vậy, đặc biệt là với các trẻ có ít ngôn ngữ, và dành cho những ai mà không thể tiếp cận được các phương pháp nêu trong quyến sách Hướng dẫn này. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng rằng tổng hợp các phương pháp sẽ có hữu ích cho trẻ tự kỷ. Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của các bạn, phương pháp nào hữu ích, phương pháp nào không, và ở mức độ nào. Sự cố gắng chính là tất cả những gì chúng ta cần làm.