Hành vi có vấn đề và cách phòng tránh hành vi có vấn đề

CÁC HÀNH VI TIÊU CỰC VÀ CÁCH TRÁNH CHÚNG

 

Đầu tiên và trên hết một “hành vi tiêu cực” không phải là một cái nhãn gắn cho một loại trẻ đặc biệt nào. Chắc chắn chúng ta đã nghe các giáo viên nói những câu đại thể như: “ồ bé Jimmy đó hả. Cháu có một hành vi tiêu cực” hay “Năm nay lớp tôi có ba cháu có hành vi tiêu cực” Những điều này không gây cảm xúc gì nhiều hơn nói “Mathew có vấn đề cân nặng hay “tất cả các đứa trẻ của tôi bị dị ứng” không thể xác định một đứa trẻ qua các vấn đề chúng gặp phải.

Như vậy hành vi tiêu cực là gì? Đó là những gì một đứa trẻ làm gây ra khó khăn cho bản thân nó và cho những người khác. Nó mang tính tiêu cực khi gây trở ngại cho việc học, khi cản trở không để người khác làm điều họ cần hay muốn làm, khi cô lập đứa trẻ khỏi những người quanh nó. Hành vi tiêu cực có thể gây ra tất cả những điều đó và hơn thế nữa

Tuy nhiên cái gay go của vấn đề nằm ở hậu quả của hành vi của đứa trẻ chứ không phải ở bản thân đứa trẻ.

Vô tình hay cố ý.

Thuật ngữ “Hành vi tiêu cực” chỉ nên được dùng để mô tả những việc trẻ học được nhưng không làm được.

Dĩ nhiên những hạn chế và khả năng của trẻ không thể làm tốt hơn có thể gây ra những khó khăn cho cha mẹ chúng. Nhưng đây không phải là loại vấn đề chúng ta bàn đến ở đây. Một đưa bé làm rơi bể một vật trang trí đắt tiền không có một vấn đề về hành vi cháu lỡ tay hay cháu không biết đó là một vật đắc tiền. Thật là khôi hài khi bảo rằng một đứa trẻ khiếm thính là có hành vi “tiêu cực” vì ta gọi mà nó không đến.

Thậm chí những hành động nghịch phá cố ý cũng không thực sự được coi là những hành vi tiêu cực khi chúng xẩy ra lần đầu tiên- hay thậm chí lần thứ hai.

Một hành vi thật sự trở thành tiêu cực khi được đứa trẻ tiếp tục lập đi lập lại dù rằng nó đã được chỉ cho thấy đó là hành vi không đựoc chấp nhận và nó có khả năng tránh để không lập lại hành vi đó.

Con mắt chứng nhận

Xã hội áp đặt một số quy tắc trên tất cả mọi người nhưng vẫn có sự khác nhau về cư xử giữa các gia đình. Đều được chấp nhận trong một gia đình này có thể hoàn toàn không được chấp nhận trong gia đình khác. Trên một quan điểm nào đó người ta có lý do để bất đồng về những yếu tố cấu thành một hành vi tiêu cực. Liệu có phải tất cả phụ huynh mà bạn biết đều đồng ý về ai đúng ai sai trong những thí dụ sau đây.

+ Trời ơi, Judy dùng bút lông vẽ khắp nơi trên tủ lạnh

+ Ồ dễ thương quá, Joey trang trí lại tủ lạnh cho chúng ta

+ Tôi rất hài lòng với Kerry cháu ăn tất cả những gì chúng tôi để trước mặt cháu. Chị biết không cháu không biết là cháu sẽ không được ăn tráng miệng trước khi cháu đã ăn xong tất cả các món rau.

+ Tôi rất hài lòng với Kim. Các sở thích của cháu phát triển tốt lắm. Cháu chúng tôi biết ngày cháu thích hay không thích một cái gì đó.

+ Chúng tôi có một quy định nghiêm ngặt là Jerry phải đi ngủ lúc 7. 30 tôi đọc truyện cho cháu nghe, vỗ về cháu, rồi cháu ngủ cho tới sáng hôm sau. hồi mới áp dụng quy định này, cháu thường kêu khóc, nhưng bây giờ cháu đã vui vẻ chấp nhận.

+ Jerry là một con cú đêm giống như tôi thỉnh thoảng cháu thức hàng giờ, nhưng điều đó không làm phiền tôi, khi cháu mệt cháu sẽ ngủ.

+ Tối nay, Cheryl rất nghịch trong nhà tắm. Cháu té nước khắp nơi, làm tôi ướt như chuột.

+ Tối nay, Charlie rất vui trong nhà tắm, chúng tôi ướt đẫm từ đầu đến chân. Còn hơn một gánh xiếc.

+ Tôi hoảng sợ khi Tod mở cổng trước lẽ ra cháu phải biết là cháu không được ra ngoài một mình.

+ Tôi không thể chờ tới khi Tina đủ lớn để chơi trên lề đường với những đứa trẻ khác tôi muốn dạy cho cháu cách tự nhận biết.

Đặc biệt trong những năm đầu trước khi trẻ đến trường, chỉ một mình bạn có quyền (và có trách nhiệm) nói con bạn có hay không có hành vi tiêu cực. Chắc chắn là bạn nên lưu ý đến ảnh hưởng của nó đến những người khác; nhưng chớ vội tin rằng con bạn có hay không có một hành vi tiêu cực bởi vì người láng giềng của bạn hay mẹ vợ, mẹ chồng bạn nói như thế. Từ quan điểm thực tiễn bạn sẽ thấy rằng khó mà thành công trong việc dạy cho trẻ cư xử  tốt trừ  phi bạn khẳng định ý muốn của bạn trong đầu và mong trẻ làm điều đó.

Nếu muốn biết chắc những việc con bạn làm có phải là hành vi tiêu cực hay không, hãy trả lời những câu hỏi sau đây.

+ Bây giờ và trong tương lai, hành vi đó có gây nguy hiểm cho con tôi hay cho những trẻ khác không?

+ Hành vi đó là một trong các tiêu chuẩn tôi đặt ra (hay sẽ đặt ra) cho những trẻ khác trong gia đình.

+ Nếu cháu vẫn cú lập đi lập lại hành vi này, liệu nó sẽ trở thành vấn đề của cháu trong tương lai?

+ Liệu nó có ngăn cản cháu làm (hay ngăn không cho cháu học) một việc gì đó có tính cực hay không?

Hành vi tiêu cực hay sự nghịch phá

Hành vi tiêu cực và sự nghịch phá có phải là cùng một ý nghĩa

Không phải một đứa bé nghịch phá có thể không có vấn đề về hành vi. Nghịch phải là hành vi bình thừong và tự nhiên ở trẻ đặc biệt khi chúng khám phá ra là ý kiến của chúng không phải lúc nào cũng giống ý kiến của cha mẹ chúng và khi chúng thăm dò những khả năng có thể xẩy ra theo cách riêng của chúng. Những sự nghịch phá nho nhỏ này có thể được lập đi lập lại và phát triển cho đến khi chúng thực sự trở thành một những hành vi tiêu cực; nhưng điều này thường có thể được ngăn ngừa nếu chúng ta biết xử lý một cách tế nhị.

Một đứa trẻ có một vấn đề về hành vi có thể là một đứa trẻ không nghịch phá hay không? Có thể một đứa trẻ dù không biểu lộ những hành vi nghịch phá thông thường vẫn có những hành vi gây trở ngại cho việc học của bản thân trẻ và cho sự giao tiếp với những người khác. Một số trẻ có những mẹo “Chống đối thu động” để tránh làm những việc chúng không thích cố tình không đáp ứng có thể là một hành vi tiêu cực. Những hành vi khuấy động như đong đưa người liên tục cử động tay như bị ám ảnh tự đập vào đầu cũng là những hành vị tiêu cực.

Một đứa trẻ mắc hội chứng Down với cái lưỡi thè ra chắc chắn không phải là đứa trẻ nghịch ngợm cháu không thể làm khác được tuy nhiên việc thè lưỡi có thể gây khó khăn cho cháu. Nó có thể ảnh hưởng tới cách những người khác đối xử với cháu làm khó phát âm các từ, khiến trẻ phải thở bằng miệng và làm giãn sức khoẻ của trẻ. Một cái lưỡi thè ra có thể được coi là một vấn đề về sinh lý và có thể giải quyết bằng phẩu thuật; cũng có thể được xem là một vấn đề hành vi và có thể giải quyết bằng biện pháp giáo dục. Những kỹ thuật giúp trẻ Down giữ lưỡi trong miệng sẽ được mô tả trong chương này.

Hành vi tiêu cực hay vấn đề cảm xúc.

Đôi khi có sự nhầm lẫn giữa một hành vi tiêu cực một vấn đề cảm xúc và một đặc điểm cá nhân. Khi một đứa trẻ quá tuổi nhà trẻ cứ bám lấy mẹ cháu ở nơi công cộng, có thể cháu đang mắc cỡ hay đang sợ hãi. Một trẻ tiền học đường thét lên mỗi khi mẹ cháu rời khỏi phòng có thể được coi là phụ thuộc thái quá đòi hỏi quá đáng có hai vấn đề được đặt ra. Một là những từ được dùng để xác định đứa trẻ thường không đánh giá đúng những khía cạnh khác cuả hành vi của cháu. Chúng dựa trên những nguyên nhân và động cơ giả định mà rất ít người trong chúng ra có đủ điều kiện kiểm chứng. Hai là nó thường là cái cớ để chúng ta không giải quyết một hành vi tiêu cực. Quá dễ để nói rằng: “Cháu là như thế đó và để yên vấn đề không giải quyết. Điều này không có nghĩa là chúng ta bỏ qua nhân cách hay trạng thái cảm xúc của trẻ. Cha mẹ không thể không xem xét những vấn đề họ quan tâm đến hạnh phúc và sức khoẻ của con cái họ. Chúng tôi đề nghị thêm một bước nữa: Mô tả vấn đề trong những điều trẻ đã làm khi bạn làm được điều này, bạn đang giúp con mình; bạn sẽ biết rõ những gì kìm hãm sự tiến bộ của con bạn và vì thế bạn biết sẽ phải làm điều gì để thay đổi.

Sau đây là vài thí dụ về những cách trái ngược nhau để mô trả hành vi của trẻ.

+ Johnny háu ăn

+ Johnny lấy thức ăn trong đĩa của người khác

+ Laura khó gần gũi

+ Laura quay mặt đi khi người khác nói chuyện với cháu

+ Morris hung hăng

+ Morris cấu véo em trai của nó

+ Leah bướng bỉnh

+ Leah nói “không” với hầu hết các điều ta bảo cháu làm

+ George lười biếng

+ George đòi người khác giúp em làm

Ví dụ thứ nhất trong mỗi cặp mô tả trẻ bằng những từ rất dễ gây cảm xúc cúng có thể đúng, cũng có thể không; chúng đưa ra những giả định về nội tâm trẻ mà không nói cho chúng ra biết những gì thực sự xẩy ra. Thí dụ thứ hai trong mỗi cặp cho chúng ra biết đích xác điều trẻ làm và như thế gián tiếp cho chúng ta biết phải thay đổi những gì. Hơn nữa chúng chỉ ra những việc cần thay đổi trong thời gian trước mắt. Nếu Johnny thật sự háu ăn, phải mất nhiều thời gian để thay đổi những thôi thúc bên trong đòi hỏi mọi thứ cho bản thân nó. Nhưng cháu có thể nhanh chóng học được là không lấy thức ăn từ đĩa của người khác làm cho giờ ăn trở nên thú vị hơn cho mọi người cả cho Johnny.

Kế hoạch thay đổi

Có ba bước trong việc thay đổi hành vi

  • Xác định vấn đề
  • Đặt ra mục tiêu
  • Dạy trẻ đáp ứng mục tiêu đó

Xác định vấn đề: Đầu tiên, mô tả những gì trẻ làm- như chúng tôi đã mô tả ở trên. Kế đó mô tả những gì xảy ra trước và sau hành vi đó của trẻ. Chúng ta tiến hành bằng cách mô tả sơ lược những sự việc đó ở trên giấy: Hành vi xảy ra khi nào, ở đâu, với ai, vì sao trẻ lại có hành vi đó?. Dĩ nhiên không ai chủ tâm khuyến khích một hành vi, nhưng bạn có thể biết chắc con bạn hơi hơi hài lòng  khi làm điều đó.

Susan bận tâm về hành vi cảu con trai Geoffrey có thể rất năng động nhưng cháu chưa biết nói. Khung 6.4 ghi lại các quan sát của Susan khi Geoffrey chơi với anh trai Rob của cháu.

Từ bản ghi chép này Susan có thể thấy rằng Geoffrey ném đồ đặc khi Rob không chú ý đến nó. Thường là như vậy. Dù Rob không cố ý khuyến khích hành vi này của Geoffrey nhưng có lẽ Geoffrey thấy rằng chằng thà bị la còn hơnkhông được để ý đến; nên nó tiếp tục ném cho đến khi khêu gợi được một phản ứng của Rob.

Susan cũng quan sát hành  vi ném đồ dặc của Geoffrey trong nhữnh tình huống khác và biết chắc là cháu ném đồ là để người khác chú ý đến. Cô đã xác định được vấn đề: ” Geoffrey thườg ném đồ khi không có ai chú ý đến”.

Dành thời gian quan sát con bạn và xác định chnhs xác cháu làm gì, ở đâu và khi nào: những thong tin này có thể giúp bạn rất nhiều ở những bước kế tiếp- đặt ra các mục tiêu.

Khung 6.1:- Các quan sát của Susan về hành động của Geoffrey:

Trước khiHành vi xảy raSau khi
G chơi xe của R. R đòi xe lạiG ném xeR giận- la lên”Thôi đi”

Đi lấy xe và bỏ nó vào đường đi

R chơi, quay lưng về phía G

G có khối gỗ

G lấy một khối gỗ của R

G ném khối gỗ

 

G ném khối gỗ

R lờ G

 

R la” Đi lượm nó lại đây”

G mang nó lại, hai đứa mỉm cười

 R và G vui vẻ chơi với nhau

R xây tháp

 

R tiếp tục xây tháp, lưng quay lại phía G.

 

G phá tháp đổ xuống

 

G cầm gấu nhồi bông, ném qua đầu R vào tháp.

R giận nhưng lờ G. R nhồi chắn giữa G và cái tháp

R nói: Cám ơn nhiều”

R yêu cầu tôi ngưng các hành động phấ hoại của G

 

 

Đặt ra mục tiêu các bạn:

Mục tiêu là cái mà bạn đang nhắm đến. Mục tiêu giúp bạn đáp ứng mọt cách nhất quán hành vi của con bạn, giúp bạn đánh giá mức độ tiến bộ và giúp kết hợp mọi hoạt động của mọi người liên quan.

Cách dễ nhất để đạt được một mục tiêu là đặt chữ :”không” vào trước các từ mô tả những hành vi mà trẻ làm, ví dụ như:

Jchnny lấy thức ăn từ đĩa của người khác

Mục tiêu: Jchnny Không lấy thức ăn từ dĩa của người khác.

Luara quay đi khi người khác nói chuyện với cháu

Mục tiêu: Luara không quay đi khi người khác nói chuyện với cháu.

Khi Susan đặt ra mục tiêu cho Geoffrey, cô làm điều này trước tiên: Mục tiêu của cô ghi” Geoffrey không ném đồ”. Chắc chắn đó là điều cô muốn, nhưng ghi thế này có lẽ thụ động quá. Và Susan nhận thấy học không làm một điều còn khó hơn nhiều so với học làm một điều mới. Cô nghĩ tói một điều mà Geoffrey sẽ làm thay vì ném- nhưng điều không thể xảy ra cùng với việc ném hay làm việc ném trở lại nên không cần thiết.

Với suy nghĩ này cô đặt ra hai mục tiêu tích cực. Mục tiêu thứ nhất là dạy Geoffrey chơi đúng cách với các đồ chơi cảu cháu: trong khi chơi, cháu sẽ không ném chúng. Susan quyết định sắp xếp lại chương trình dạy của cô, nhấn mạnh nhiều hơn các kỹ năng Geoffrey cần có để chơi đúng cách với các khối gỗ và xe mà cháu thích. Cô cũng dành nhiều thời gian để động viên, khuyến khích trò chơi tích cực của cháu.

Biết được lý do của Geoffrey ném đồ. Susan đặt ra mục tiêu thứ hai: Geoffrey dùng âm thanh để thu hút sự chú ý. Nếu Geoffrey biết một cách khác để thu hút sự chú ý , cháu sẽ không cần phải ném đồ. Dù cháu chưa biết nói, cháu vẫn có thể phát hiện ra nhiều âm thanh. Nếu mọi người chú ý tới khi cháu cháu tạo ra những âm thanh này cháu sẽ biết dùng chúng một cách có chủ tâm. Susan cũng băn khoăn về Rob, nhưng cô cảm thấy Rob có thể biết cách đáp ứng các hành vi của Geoffrey. Mục tiêu này không những tích cực mà còn thực tế nữa.

Những nguyên tắc của việc đặt ra các mục tiêu để thay đổi hành vi gồm có:

  1. Đặt ra một mục tiêu tích cực nhằm giúp cho con bạnhọc một hành vi tích cực thay thế choo hành vi tiêu cực; như vậy bạn tập trung vào việc”dạy trẻ cách làm” chứ không phải “dạy trẻ không làm được gì”.
  2. Đặt ra một mục tiêu thực tế. Dĩ nhiên khi đặt ra một mục tiêu bạn phải tính đến khả năng của con bạn. Nếu bạn còn nghi ngờ, hãy xem thử bạn có thể chia mục tiêu của bạn thành những bước nhỏ hơn không. Bạn cũng phải tính đến thái độ và khả năng của những người có liên quan. Vì Rob có liên quan đến vấn đề của Geoffrey. Susan chọn chọn mục tiêu mà Rob có thể hiểu được.

Tính chất nhất quán rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề hành vi. Tất cả những người có liên quan phải hiểu và chấp nhận các mục tiêu của bạn. Một cuộc gặp gỡ bàn tròn là một cách tốt nhất để đảm bảo rằng mọi người đang nhắm tới cùng một mục tiêu.

DẠY CON BẠN ĐÁP ỨNG CÁC MỤC TIÊU CỦA BẠN

Dưới đây là vài lời khuyên giúp bạn dạy con bạn những hành vi tích cực:

  1. Biết rõ các mục tiêu của bạn.

2.Biết chắc những người óc liên quan biết rõ các mục tiêu của bạn.

  1. Quyết định những biện pháp xử phạt đối với một hành vi có vấn đề. Biện pháp này phải khiến con bạn không muốn lập lại hành vi đó nữa. Chọn một biện pháp nhẹ nhàng nhất không nên sử dụng biện pháp quá nặng nề với con bạn; và nhớ để dành một biện pháp “tối hậu”. Khung 6.2 sẽ liệt kê các biện pháp đối với các hành vi tiêu cực từ mức nhẹ nhất tới mức nặng nhất.
  2. Phải có biện pháp xử phạt ngay lập tức. Trẻ nhỏ và những trẻ khuyết tật lớn hơn có trí nhớ ngắn. Một biện pháp đưa ra chậm có thể trở nên vô nghĩa và gây nhầm lẫn. Sự việc xảy ra phải mới tinh trong trí trẻ. Khi một người anh hay người chị từ ngoài vườn bước vào và nói: “Mẹ ơi, Kate vừa là thế này thế nọ” có thể đã quá trễ để đưa ra một biện pháp có ích để xử lý hành vi của Kate.
  3. Nhất quán. Phải sửa phạt mỗi hành vi ngay mỗi lần hành vi xuất hiện và thực hiện với cùng một cách duy nhất. Dĩ nhiên có những lần bạn không thể giữ đúng điều này, chẳng hạn bạn không thể dùng biện pháp cách ly trên một chuyến xe buýt. Nhưng bạn giữ tính nhất quán tuyệt đối bất cứ khi nào có thể thì những ngoại lệ không thể tránh này cũng không gây vấn đề gì.
  4. Hãy sẵn sàng đón nhận một hành vi trở nên tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn. Khi con bạn cảm thấy phản ứng của bạn hơi khác lạ, cháu sẽ muốn trắc nghiệm phương pháp này. Cháu sẽ thử xem cháu sẽ trốn tránh được bao nhiêu hay cái gì có thể phá vỡ quyết tâm của bạn. Một cuộc thi đua về lòng quyết tâm bắt đầu; một bên cha mẹ nghĩ “Tôi làm hư nó”, một bên đứa trẻ nghĩ “Để xem cha có lờ việc này không”. Bạn phải kiên trì tối thiểu là hai tuần với bất kỳ một phương pháp mới nào. Khi bạn đã thuyết phục được con bạn là bạn thực sự có ý định nghiêm túc, kết quả tích cực sẽ bắt đầu xuất hiện. Liên tục chia nhỏ và thay đổi phương pháp của bạn sẽ làm vấn đề trở nên xấu hơn. Những đứa trẻ biết rằng cháu luôn luôn có thể tìm thấy một cách nào đó để phá vỡ quyết tâm của cha mẹ nó.

Và về mặt tích cực….

  1. Khuyến khích hành vi tích cực của con bạn. Điều này quan trọng ngang với việc đưa ra đối phó với hành vi tiêu cực nhưng lại không nhớ làm. Tâm trí bạn rất dễ bị thu hút vào hành vi tiêu cực; khi trẻ có dấu hiệu tiến bộ bạn cần nghĩ giải lao đôi chút. Hãy nghĩ gần đó, ở vị trí nào bạn có thể nhìn thấy và khen ngợi kịp thời những hành vi tích cực của trẻ. Con bạn cần phải biết rằng điều bạn không thích chính là một số việc cháu làm chứ không phải là bản thân cháu; và để biết rõ điều cháu cần nhiều sự tán đồng của bạn khi cháu cư xử một cách có giáo dục.
  2. Dạy cho con bạn những hành vi tích cực để thay thế các hành vi tiêu cực. Chúng ta đã thấy sự quan trọng của việc đặt ra các mục tiêu nhằm thay thế các hành vi tiêu cực baừng những hành vi tích cực. Cần bắt đầu chủ động dạy các hành vi tích cực đồng thời đưa với việc đưa ra các biện pháp đối phó với các hành vi mà bạn không muốn. Dùng các kỹ thuật mô tả ở chương 3- “Cách dạy”. Dạy trong những lần và trong những tình huống phát sinh ở các hành vi tiêu cực, càng nhiều càng tốt.
  3. Đưa tất cả những người có liên quan tham gia vào chương trình thay đổi hành vi. Sau cùng mọi người cần có biện pháp riêng để đối phó với hành vi tiêu cực, vì vậy không nhất thiết phải phải yêu cầu người khác dùng biện pháp của bạn. Thậm chí các trẻ nhỏ cũng biết cách ứng xử đối với đứa em phạm lỗi của chúng. Chắc chắn chúng sẽ đến mách bạn: (Mẹ ơi Chirs đẩy con té) và bạn sẽ có dịp đưa ra lời hướng dẫn cũng như cách an ủi, khuyên giải (Con hãy tránh ra ngay khi em đẩy con. Đừng nhìn nó. Đến đây chơi với mẹ). Khuyến khích các kỹ năng mới và khen ngợi các hành vi tích cực cũng là việc làm không kém phần quan trọng.

CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG HÀNH VI TIÊU CỰC

Lờ đi.

Biện pháp này rất hiệu quả đối với những hành vi để đạt được sự chú ý. Thậm chí khi bạn phải  xử lý hậu quả của việc con bạn làm, hay đưa họ đi ra chỗ khác, bạn vẫn có thể làm mà không nhìn đến cháu hay không biểu lộ một mảy may cảm xúc. Bạn cần có khả năng đóng kịch.

Đôi khi cũng không thể lờ đi. Nếu hành vi xấu là véo em bé, bạn biết rằng em không thể bỏ qua mà chắc chắn bạn phải phạt đứa con ngịch ngợm của mình.

Rút bớt các đặc quyền:

Biện pháp này thường có hiệu quả ở những trẻ lớn. Với những trẻ nhỏ hơn, biện pháp phải dễ hiểu và không kéo dài (VD: phạt trẻ phải rời bàn ăn trong chốc lát)

Cách ly

Tách trẻ ra khỏi việc cháu đang làm và để cháu một mình trong một thời gian ngắn- 5 phút phút chẳng hạn, hay cho tới khi mọi người đã bình tĩnh trở lại. Nếu có thể bạn có thể  bạn nên tỏ ra hơi quan trọng trong việc này. Nên cho trẻ biết lý do bị phạt, nhưng không nói gì thêm.

Đặt trẻ nhồi trên một chiếc ghế hay ở một góc đặc biệt trong phòng; nhưng trẻ có thể bày ra các trò hề làm trò hề làm cho những người trong phòng ( đặc biệt là những trẻ nhỏ) khó mà lờ đi. Thường thì đưa cháu sang một phòng khác sẽ có hiệu quả hơn- phòng của cháu chẳng hạn.

Mục đích không phải là làm cho trẻ sợ, vì vậy không nên nhốt trẻ nếu trẻ thật sự lo lắng, hoảng sợ. Nhưng phải kiên quyết buộc trẻ ở lại đó cho đến khi bạn cho phép cháu quay trở lại với tập thể gia đình.

Nếu cháu la khóc hay tỏ ra hung hăng, làm bộ như không để ý đến cháu. Hãy đến với cháu khi cháu bắt đầu yên lặng.

Nếu cháu chơi vui vẻ trong phòng của cháu, cháu không cần dành lại ưu thế nơi bạn- Cháu vẫn nhận được thông điệp là hành vi của cháu không được hoan nghênh. Rồi bạn sẽ thấy.

Kiên trì trong ít nhất là hai tuần, bất chấp mọi phản ứng của trẻ. Nếu cuối hành vi đó hành vi riêu cực của cháu ít đi, khi đó biện pháp ” cách ly” tỏ có hiệu quả. Nếu không hãy thử một biện pháp khác.

Tiến sĩ Christopher Green trong quyển sách tên “Thuần hoá trẻ nhỏ” (1984), chỉ  rằng biện pháp cách ly có hiệu qủa trong việc tách rời các nhóm đang xung đột dữ dội – một ý nghĩa khác bên cạnh ý nghĩa lâu dài của sự giảm bớt các hành vi tiêu cực. Nhận xét về biện  pháp cách ly rất đáng kể để chúng ta tham khảo.

Những hậu quả không hài lòng khác

Sau cùng, cha mẹ tự quyết định tìm ra một biện pháp có tác dụng làm cho trẻ nản lòng, không còn muốn tiếp tục hành vi tiêu cực của cháu nữa. Tiêu chuẩn để đánh giá một biện pháp là tính hiệu quả của nó, nhưng đây chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Tát tay khi được dùng thương xuyên, có thể làm đứa trẻ nghĩ  rằng đấy là cách ứng xử có thể chấp nhận được. Những cái tát tay của bạn có thể quay trở lại với với bạn hay chuyển đến cho trẻ sơ sinh. Đó giống như sự trừng phạt “ăn miếng trả miếng”: “Nếu anh léo tóc tôi tôi sẽ kéo tóc anh”.

Người lớn đôi khi hiểu rằng các biện pháp của họ sẽ “làm khổ” trẻ, trong khi sự thực không phải như vậy. La mắng là một ví dụ khá chính xác; có thể thấy rằng trẻ con thấy rằng cha mẹ chúng đang giận dữ là một hình ảnh hấp dẫn!

Khó có một biện pháp nào có hiệu quả làm giảm hành vi tiêu cực mà không tạo ra những vấn đề mới; sự tát tay lập đi lập lại là một ví dụ. Nhưng nhất định là có một giải pháp. ở Macquarie chúng tôi thường thành công trong trường hợp ” hành vi không nặng lắm” với biện pháp lờ đi và cách ly. Có lẽ bạn nên thử với biện pháp này trước.

Mục đích của bạn không phải là trừng phạt con bạn thật nhiều về những gì bạn làm sai, nhưng không dạy cháu theo cách sai trái đó nữa. Nên ghi nhớ điều đó, bạn đứng về phía con  bạn, bạn và con bạn sẽ dễ dàng tìm ra các biện pháp khắc phụchành vi sai trái đó.

  1. Ghi chép lại sự tiến bộ. Tối thiểu trong hai tuần đầu tiên cho ghi lại mỗi lần hành vi tiêu cực xảy ra và mỗi lần con bạn dùng nững kỹ năng mới mà bạn đã dạy cháu. Khi là người trong cuộc bạn khó nhận ra sự việc có thật sự tiến triển hay không. Qua bảng ghi chép chắc chắn sẽ theo dõi được sự tiến triển của con bạn. Một bản ghi chép vài ngày trước khi chương trình bắt đầu sẽ cho bạn một cơ sở chắc chắn để so sánh. Ghi chép trước và sau khi dạy sẽ giúp bạn quyết định về việc cần thay đổi hay nên tiếp tục chương trình của bạn.

Chăm sóc bản thân:

Chỉ có những ”siêu – phụ – huynh”, nếu thật sự có một người như thế, mới có thể theo tất cả những điều trên đây từ đầu đến cuối. Đối phó với một hành vi tiêu cực không dễ chút nào, thậm chí với những phụ huynh và giáo viên kinh nghiệm nhất. Cố gắng đừng để tâm trạng thất vọng ảnh hưởng tới con bạn, nhưng nếu thỉnh thoảng bạn nổi giận thì cũng đừng tự trách mình thái quá. Nếu bạn biết rõ  mục tiêu và đang thực hiện một kế hoạch để tiến tới, cuối cùng rồi bạn cũng sẽ đạt được kết quả.

Hãy tranh thủ thêm sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, thu xếp để thỉnh thoảng bạn có thể nghỉ ngơi mà không phải lo lắng đến trách nhiệm hoàn toàn.

Tự khen thưởng trẻ những tiến bộ dù  là rất nhỏ của trẻ. Thực hiện những điều trên sẽ làm cho cuộc sống thoải  mái hơn, không chỉ cho bạn mà còn cho cả con bản nữa. Bằng việc dạy con bạn biết nhiều kỹ năng hơn, biết tìm thấy niềm vui trong những hành vi tích cực và biết ứng xử theo cách cho phép cháu có nhiều bạn hơn, bạn đã mở cho cháu cánh cửa kinh nghiệm mới và giúp cháu tiến đến cuộc sống phong phú hơn.

Nếu con bạn chưa bao giờ có một hành vi tiêu cực, bạn cứ tiếp tục như từ trước đến giờ. Có thể bạn đã sử dụng vài nguyên tắc được giảng giải trong chương trình này. Nhưng phương pháp mà chúng tôi đề cập trên đây đã được rất nhiều người áp dụng và đạt kết quả tốt.

Nếu con bạn chưa đến tuổi để có thể thật sự áp dụng kỷ luật với cháu được, hay bạn đã khắc phục một hành vi tiêu cực khác, xin hãy tham khảo một vài gợi ý sau đây để xử lý những hành vi ngỗ nghịch thông thường, ngăn chúng không trở thành những hành vi tiêu cực.

  1. Luôn luôn chú ý và khen ngợi những hành vi tích cực. Hãy chú ý những khi “trẻ ngoan” như thời gian cháu nghỉ giải lao, khi bắt đầu bữa ăn tối, khi tưới cây trong vườn, khi đọc một quyển sách hay nghỉ lấy sức. Khi đó bạn nên đưa ra một lời động viên, một cái vỗ nhẹ lên đầu. Chúng ta có thể dễ dàng cho trẻ nghỉ giải lao khi cháu ngoan chẳng hạn khi bắt đầu bữa tối…Bạn có thể vừa làm những việc này vừa quan tâm đến trẻ như một lời động viên, một lời bình luận về trò chơi đang diễn ra. Lúc đầu sự khen ngợi có ý thức này có thể hơi kỳ cục, nhưng rồi nó sẽ nhanh chóng trở thành thói quen. Bạn sẽ thấy kết quả bạn thu được đáng với kết quả bạn bỏ ra. Trẻ đòi hỏi sự quan tâm của chúng ta. Khi chúng ta không đáp ứng đúng cách nhu cầu được chú ý của trẻ, trẻ sẽ có hành vi tiêu cực.
  2. Có những nguyên tắc nhất quán, rõ ràng và đơn giản. Phải biết chắc rằng con bạn biết những gì bạn có thể chấp nhận được ở cháu. Phải lưu ý đến tuổi và khả năng của con bạn; nhưng một khi bạn đã chắc rằng cháu có thể thích ứng với một nguyên tắc nào đó, phải làm cho cháu biết rõ đó là điều bạn mong đợi ở cháu. Dĩ nhiên cháu sẽ kiểm tra các nguyên tắc của bạn, vì vậy phải nghĩ trước tới cách ứng phó khi cháu làm điều đó. Hãy để cho cháu thấy hãnh diện về bản thân khi nhớ đến những nguyên tắc khi bạn đã đặt ra.
  3. Đưa ra những hướng dẫn tích cực. Đời sống với một trẻ tiền học đường hiếu động có thể giống như một chuỗi vô tận những lời hướng dẫn- “Đừng làm cái đó’, “Đừng đụng cái này”, “Đừng làm điều đó nữa” và nhiều nhất nữa là “không”. Nếu những cụm từ này có một vẻ buồn chán đối với bạn, chắc chắn chúng cũng mang tới cho con bạn một cảm xúc tương tự như thế. Những cái “không” và “đừng” đó đi vào một tai và lát sau lại chui ra tai kia. Hãy hướng dẫn con bạn những điều nên làm; các hướng dẫn sẽ đa dạng hơn (và vì vậy sẽ thú vị hơn) và tích cực hơn. Những từ ‘không” “đừng” nên để dành cho những tình huống thực sự quan trọng; chúng sẽ gây nhiều ấn tượng khi chúng thực sự được cần đến.
  4. Có nhiều biện pháp để đối phó với một hành vi “nghịch ngợm”. Nếu luôn sử dụng biện pháp mạnh nhất cho mọi trường hợp ngỗ nghịch, bạn sẽ bất lực khi gặp những tình huống thực sự nghiêm trọng ( một hành vi đe doạ tới sự an toàn chẳng hạn). Hãy phân hạng các biện pháp và dùng biện pháp nhẹ nhất vừa đủ để ứng phó với một tình huống xảy ra. Chúng ta đã bàn đến vài biện pháp ở đầu chương này, ở đây chúng tôi nêu thêm vài biện pháp khác để bạn cân nhắc.

– Di chuyển đồ dạc, đặt đồ vật ngoài tầm tay trẻ hay sắp xếp lại để tránh sự đụng chạm. Điều này đặc biệt cần thiết khi trẻ chưa biết sự khác nhau giữa cái máy chụp hình đắt tiền của mẹ với cái máy chụp hình đồ chơi của trẻ, Hay giữa quyển vở học của Jamie với quyển vở nháp của bé.

– Phớt lờ: trẻ chỉ lập lại một hành vi khi thấy nó có gây ra một tác động nào đó. Khi phải nhúng tay vào can thiệp, bạn hãy tránh nhìn hay nói đến trẻ. Nếu có liên quan đến 1 trẻ khác hãy tập trung mọi chú ý vào đứa trẻ này trong khi cố tình không đếm xỉa gì đến kẻ phạm lỗi.

– Đưa ra một sự lựa chọn: một đề nghị hấp dẫn đôi khi có thể làm trẻ quên trò tinh nghịch của cháu và hướng cháu đến những hành vi tích cực.

– Một tiếng “không” cương quyết: khi bạn nói, tiếng “không”, hay “dừng lại” một cách mạnh mẽ có thể làm con bạn xao lãng điều cháu đang làm hay sắp làm; ngay sau đó bạn hãy cho cháu một hướng dẫn tích cực. đừng lập lại tiêng “không”- nếu nó có tác dụng, nó đã có tác dụng ngay từ lần đầu tiên. Sự lập đi lập lại sẽ làm giảm hiệu quả của nó.

– Nhắc nhở bằng lời nói: cho trẻ cơ hội để tự sửa mình. Những câu nói: “Cha vừa nói gì vậy?” hay “ Quy định sử dụng dao của chúng ta là gì?” sẽ nhắc nhở trẻ xem xét lại.

– Tước bỏ những đặc quyền, đặc lợi: Điều này thường có hiệu quả nhất với những trẻ lớn, nhưng nó cũng có thể có hiệu quả với trẻ nhỏ hơn khi các đặc quyền đặc lợi được tước bỏ ngay lập tức. Khi đang ăn món đầu tiên mà thông báo rằng sẽ không cho trẻ ăn kem tráng miệng có thể sẽ không có tác dụng; nhưng lấy đi món kem khi đang ăn tráng miệng có thể làm cho trẻ hiểu ngay.

– Cách ly: Cách ly trẻ trong một thời gian ngắn (như đã đề cập trong khung 6.2.)

– Tát ngay: Không nên tát ngay. Đa số phụ huynh cmả thấy cần phải tát ngay trong một số trường hợp. Luôn luôn ghi nhớ rằng tát ngay thường xuyên có thể làm cho trẻ nghĩ rằng đó là hành vi có thể chấp nhận được: “Nếu cha tát tay được thì sao mình lại không tát được?”, nên để dành những cái tát ngay của bạn cho những hành động phiêu lưu nguy hiểm còn tiềm ẩn. Ví dụ như khi trẻ chạy ra đường.

– Luôn luôn tránh:

Tranh cãi về các quy tắc

La hét (trừ khi bạn không thể nhìn được)

Thay đổi ý kiến

Bỏ dở nửa chừng

ăn miếng trả miếng (mày véo tao, tao véo mày)

Những điều này nhất định sẽ làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn và sẽ đẻ ra nhiều vấn đề khác nữa.

  1. Cho trẻ biết rằng bạn chỉ không thích điều cháu làm, bạn vẫn yêu cháu. Tuy hầu hết cha mẹ đều biết điều này, nhưng họ lại rất dễ gây ra một ấn tượng sai nơi trẻ. Bảy tỏ chính xác tình cảm của bạn thông qua những điều bạn nói với trẻ. Có một trời khác biệt giữa: “Con phải ở lại vì con là đứa bé hư” và “Con phải ở lại vì con đã leo qua cửa sổ”.

 

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA PHỤ NỮ

Trong thời gian chuẩn bị cuốn sách này, chúng tôi đã yêu cầu một nhóm phụ huynh kể cho chúng tôi nghe về những  kinh nghiệm của họ trong việc thay đổi những hành vi tiêu cực hay những biện pháp đối phó hiệu quả những trò ngỗ nghịch của con họ. Dưới đây là những câu chuyện của họ:

Lan, mẹ của Mary May- 18 tháng tuổi:

Mary May đôi khi kéo tóc hay cắn tôi khi tôi chơi với cháu. Tôi chỉ đơn giản đặt cháu xuống và bỏ đi. Tôi không cho cháu cái quý giá nhất  của cháu- người mẹ. Tôi thấy rằng rất có hiệu quả.

Sarah, mẹ của Joseph- 3 tuổi:

Bất cứ khi nào một trong chúng tôi nghe hay nói điện thoại thì Joseph cố la khóc thật to. Không thể lờ đi được, bởi vì để như vậy thì chúng tôi không thể trò chuyện được. Tôi đã thử cho cháu một món đồ chơi đặc biệt khi tôi sử dụng điện thoại, cháu chỉ im đi một lát, rồi tiếp tục la khóc. Sau đó, tôi phải mang cháu vào phòng riêng của cháu mỗi lần việc này xảy ra. Thật là rắc rối, bởi vì lúc đầu cháu thậm  chí còn la khóc to hơn đến nỗi người ở đầu dây bên kia cũng có thể nghe tiếng thét của cháu. Tôi nghĩ ra biện pháp giả vờ gọi điện cho ai đó và tôi tỏ ra không bận tâm đến tiếng la khóc của cháu. Sau ba ngày, không còn tiếng la khóc nữa! Tôi nghĩ thỉnh thoảng cũng nên ngưng cuộc điện đàm trong chốc lát để khen cháu ngoan; nhưng nay tôi cũng không cần làm thế nữa.

Stuart, cha của Nathan, 2 tuổi rưỡi:

Điều tôi thấy khó nhất là khi cháu gào thét trong lúc tôi đang lái xe dù khi chúng tôi còn phải đi khá xa. Cháu ghét chỗ ngồi của cháu trên xe. Bạn tôi đề nghị một biện  pháp: khi cháu bắt đầu la hét, tôi dừng xe lại, bước ra, đến ngồi trên cốp xe cho đến khi cháu im lặng. Khi trời mưa thì thật là khủng khiếp! Tôi không nghĩ là biện  pháp này sẽ có hiệu quả nếu trên xe còn có các cháu khác; nhưng kết  quả đã đến với chúng tôi sau 4 chuyến đi. tương tự thế, tôi không bao giờ nói với cháu hay thậm  chí không nhìn đến cháu khi cháu kêu lên; tôi chỉ trò chuyện với cháu khi cháu đã ngừng la hét.

Natalie, mẹ của Peter- 2 tuổi

Peter trải qua thời kỳ lúc lắc khoảng một năm trước đây. Nó bắt đầu từ từ, và khi chúng tôi biết thì cháu đã lúc lắc tới lui suốt ngày. Cháu không đụng tới các đồ chơi của cháu hay bất cứ thứ gì. cháu lúc lắc cả trên giường để tự ru mình ngủ. Người ta cho chúng tôi biết đây là hành vi tự kích thích, và nó có thể thực sự  trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Về cơ bản, chúng tôi cố làm cho cháu quan tâm đến một việc khác để cháu quên vấn đề của cháu đi. Đôi khi tôi mất bình tĩnh và thét lên với cháu, nhưng chẳng  ích lợi  gì. Đôi khi cháu lúc lắc cả trên giường vào ban đêm và chúng tôi phải mất khá nhiều thời gian để ngưng việc này lại: chúng tôi tập trung vào việc bày cho cháu cách chơi; và bây giờ cháu đã chơi tốt.

Matt, cha của Karina- 4 tuổi

Pam (vợ của Matt) rất  thành công trong việc dạy Karina cư xử nhẹ nhàng với em bé. Sự việc thực sự tồi tệ trong một thời gian. Chúng tôi không thể để hai đứa ở lại với nhau trong phòng. Tôi cho là Karina ghen tị, bởi vì cho đến lúc đó (lúc chúng tôi sinh cháu thứ hai) cháu luôn luôn có mẹ bên cạnh. Pam bế Kate lên mỗi lần có việc gì đó xảy ra, quay lưng về phía Karina (không quan tâm gì đến Karina). Cô ấy cũng dạy cho Karina cách giúp đỡ- lau mặt cho Kate và một số việc khác. Và cháu được ôm ấp, vuốt ve, âu yếm về hành vi tích cực của cháu. Có một thời gian, Karina trút sự hung hăng của cháu lên búp bê, nhưng bây giờ cháu đã yêu thích cả hai, nhưng cháu cho là búp bê thông minh hơn Kate.

 

MƯỜI ĐIỂM ĐỂ THAY ĐỔI CƯ XỬ

Ở đây chúng tôi lập lại mười điểm trong việc dạy trẻ đáp ứng các mục tiêu về hành vi cư xử

1. Biết các mục tiêu của bạn

2. Phải chắc là mọi người có liên quan đều biết các mục tiêu của bạn

3. Quyết định biện pháp đối phó với hành vi tiêu cực

4. Đưa ra biện pháp ngay

5. Nhất quán

6. Sẵn sàng chấp nhận hành vi trở nên tồi tệ hơn trước khi trở nên tốt hơn

7. Động viên các hành vi tích cực của con bạn

8. Dạy cho con bạn  những  hành vi tích cực để thay thế các hành vi tiêu cực của cháu

9. Lôi kéo mọi người có liên quan vào chương trình thay đổi hành vi do bạn khởi xướng

10. Lập sổ theo dõi sự tiến bộ